Người yêu tôi là CSGT 18+ Nhẹ Nhàng - Chương 1
Tôi tên là Hoàng, hiện là sinh viên 21 tuổi – rời quê lên thành phố để học đh. Mặc dù nhà tôi ở quê nhưng thuộc hàng có điều kiện. Tiền bạc rất thoải mái nên tôi tự thuê một căn trọ ở một mình. Ngoại hình tôi nhỏ nhắn, nước da trắng và gương mặt được nhiều người nhận xét là dễ thương – kỳ lạ thay, tôi lại không mấy thích thú với điều đó. Trái ngược với vẻ ngoài có phần “nhẹ nhàng” ấy, tôi lại sở hữu một tính cách khá mạnh mẽ, độc lập và hướng nội. Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn ấp ủ ước mơ trở thành công an – một ước mơ giản dị nhưng đầy kiêu hãnh. Thành tích học tập của tôi rất tốt, nhưng đáng tiếc thay, ngoại hình lại không đạt chuẩn ngành nên tôi buộc phải tạm gác lại giấc mơ ấy. Dù vậy, tôi vẫn luôn giữ trong tim niềm yêu mến đặc biệt dành cho những người khoác lên mình sắc phục ấy. Có lẽ cũng chính vì thế mà tôi luôn mong một ngày nào đó sẽ yêu được một người làm trong ngành công an. Và rồi, định mệnh thật kỳ diệu – tôi gặp anh, một chàng cảnh sát giao thông.
Hôm đó, nếu tôi nhớ không lầm là một ngày thứ Bảy. Tôi được nghỉ học nên nhận ca làm cả ngày tại công việc bán thời gian (tôi đi làm vì đam mê thôi :D). Chiều đến, có lẽ do mệt và hơi sốt, tôi cảm thấy người lả đi nên xin về sớm hơn thường lệ. Trên đường chạy xe về nhà, cảm giác mệt mỏi khiến tôi không còn đủ tỉnh táo. Tôi lái xe loạng choạng như người vừa rời khỏi một cuộc nhậu, dù thực tế chẳng hề có giọt rượu nào trong người. Khi đến một ngã tư lớn, tiếng còi vang lên từ bên kia đường khiến tôi giật mình. Một anh cảnh sát giao thông ra hiệu yêu cầu tôi tấp xe vào lề.
Thông thường, người ta hay tránh ánh mắt với các chốt công an – thậm chí còn lảng đi nếu có thể. Nhưng tôi thì khác. Mỗi lần đi ngang, tôi lại có thói quen lén nhìn từng người một – không phải vì lo sợ, mà là xem thử có ai “hợp gu” mình không. Nhưng lần này thì tôi chỉ mong được về nhà càng sớm càng tốt.
Tôi dừng xe, bước xuống. Tiến về phía tôi là một anh cảnh sát giao thông khá trẻ – có lẽ khoảng 30 tuổi. Anh khoác lên mình bộ quân phục quen thuộc: áo sơ mi ngắn tay màu vàng nhạt, quần tây cùng tông, chiếc thắt lưng da đen bóng nổi bật nơi eo và đôi giày tây sáng bóng dưới chân. Trên đầu là chiếc mũ cứng – tổng thể toát lên vẻ nghiêm nghị, chỉn chu. Anh lịch sự chào hỏi và yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ. Sau khi đưa đủ, tôi lặng lẽ tìm một chiếc ghế gần đó ngồi nghỉ. Một lát sau, anh quay lại với một chiếc máy đo nồng độ cồn trên tay, nhẹ nhàng hướng dẫn tôi cách thổi vào. Dù biết mình chưa từng uống rượu bia, tôi vẫn cảm thấy lo lắng. Có lần lướt mạng xã hội, tôi từng thấy nhiều trường hợp “oan ức” – không uống mà máy vẫn nhảy số. May mắn thay, kết quả hiện lên là con số 0 tròn trĩnh. Anh có vẻ hơi ngạc nhiên, chau mày rồi hỏi:
“Em không uống rượu bia mà sao lại lái xe kiểu đó? Mặt còn đỏ nữa?”
Tôi hơi lúng túng, cúi đầu đáp nhỏ:
“Dạ… chắc tại em đang bị ốm nên không được tỉnh táo ạ.”
Ngay lúc ấy, tôi cảm nhận được một bàn tay to, ấm và rắn rỏi đặt lên trán mình. Cái chạm nhẹ ấy khiến tôi bất giác ngẩn người – phần vì bất ngờ, phần vì trong cái lạnh của cơn sốt, sự ấm áp ấy làm tôi thấy dễ chịu lạ thường.
Anh nhẹ nhàng nói, giọng nghiêm mà không gắt:
“Em đi được rồi đó. Nhưng lần sau nếu ốm thế này thì đừng cố lái xe nữa – nguy hiểm lắm.”
Tôi chỉ biết khẽ gật đầu. Không rõ là vì cơn sốt, vì bàn tay ấy, hay vì ánh mắt trầm ấm của anh – nhưng tim tôi lúc ấy khẽ rung lên một nhịp, như có gì đó vừa đánh thức trong lòng.
Mãi đến khi anh quay lại vị trí làm việc, tôi mới dần nhận ra… bàn tay đặt lên trán tôi ban nãy chính là của anh – anh cảnh sát giao thông mà tôi vừa gặp. Cơn sốt khiến toàn thân mỏi rã rời. Tôi không đủ sức đứng dậy, chỉ ngồi lại trên ghế và thiếp đi lúc nào chẳng hay. Cho đến khi một giọng nói gọi nhẹ bên tai, tôi mới giật mình tỉnh dậy. Trước mắt lại là anh – vẫn trong bộ quân phục chỉnh tề, gương mặt có phần lo lắng: “Em thấy đỡ chưa? Có lái xe về được không?”
Tôi mệt đến mức chỉ có thể khẽ lắc đầu. Những tưởng anh sẽ để tôi lại nghỉ thêm một lúc, nào ngờ anh nói:
“Vậy để anh chở em về. Không thể để em ở đây một mình trong tình trạng này được.”
Tôi sững người. Cảm xúc lúc ấy… thật khó gọi thành tên. Trong khoảnh khắc yếu lòng nhất, bỗng có một người lạ quan tâm – lòng tôi như được sưởi ấm giữa cơn mưa lạnh.
Tôi đưa anh địa chỉ trọ. Khi anh nổ máy, tôi ngồi lên yên sau, lặng lẽ giữ một khoảng cách.
“Ngồi sát vào anh một chút, không khéo ngã đấy.” – Anh quay lại nhắc.
Tôi hơi chần chừ rồi cũng dịch sát lại, ngập ngừng vòng tay qua người anh. Lưng anh vững chãi, ấm áp… khiến tôi thấy mình như nhỏ bé hơn bao giờ hết. Tôi tựa nhẹ vào lưng anh, bất giác hít một hơi thật sâu – mùi hương từ anh… mạnh mẽ, sạch sẽ, lạ mà cuốn hút.
Bình thường, quãng đường từ chỗ làm về nhà dài đến mức khiến tôi mệt mỏi. Nhưng hôm nay, ngồi sau xe anh, con đường ấy lại ngắn đến lạ – thoáng chốc đã đến nơi.
Anh dìu tôi vào phòng trọ. Hỏi han tôi một lúc, rồi anh rời đi. Tôi tưởng mọi chuyện đã kết thúc ở đó. Nhưng không…Chừng ba mươi phút sau, anh quay lại. Trên tay là một phần cháo còn nóng và vài vỉ thuốc mua từ tiệm gần đó.
“Nè, cố ngồi dậy ăn chút rồi uống thuốc đi. Nằm không vậy dễ bị nặng thêm lắm.”
Tôi gật đầu nghe lời. Vừa ăn từng thìa cháo nóng, nước mắt tôi lại lặng lẽ rơi xuống. Có lẽ vì mệt, cũng có lẽ vì lần đầu được ai đó quan tâm dịu dàng đến thế khi mình yếu đuối nhất.
“Em sao vậy?” – anh hỏi.
“Dạ… không có gì đâu ạ.” – Tôi gượng cười, cố giấu đi cảm xúc trong lòng.
“Không cần cảm động đâu. Tại anh cũng sống một mình nên hiểu cảm giác đó. Ốm đau mà không có ai bên cạnh thật sự rất mệt mỏi.” – Anh nói, giọng trầm thấp mà ấm áp.
“Thôi, em cố ăn hết rồi uống thuốc nha. Anh về đây.”
Tôi chỉ biết gật đầu.
Bữa cháo ấy không phải cao lương mỹ vị, nhưng lại là bữa ăn ấm lòng nhất mà tôi từng có. Tôi thầm nghĩ, chắc ngày mai mình sẽ khỏe lại thôi. Nhưng hơn cả sức khỏe, có một điều gì đó trong tôi đã thay đổi – nhẹ nhàng, lặng lẽ… và rất thật.
Nhưng sáng hôm sau, cơn sốt không những không giảm mà còn có dấu hiệu nặng hơn. Đầu óc tôi quay cuồng, cơ thể rã rời đến mức chỉ cần nhúc nhích cũng thấy mệt. Tôi đang lưỡng lự, không biết có nên tự đi bệnh viện hay không thì điện thoại bất ngờ đổ chuông. Bình thường, tôi chẳng bao giờ bắt máy khi có số lạ gọi đến. Nhưng lần này, không hiểu sao, tôi lại ấn nút nhận cuộc gọi.
“Alo, em đỡ sốt chưa?”
Chỉ cần nghe giọng, tôi đã nhận ra ngay – là anh.
“Anh… là ai vậy ạ?” – Tôi hỏi nhỏ, dù lòng đã lờ mờ đoán được.
“Không nhận ra à? Anh là cảnh sát giao thông hôm qua đưa em về đó.”
Nghe đến đây, tim tôi như đập lỡ một nhịp. Giọng nói quen thuộc ấy vừa khiến tôi bất ngờ, vừa ấm lòng lạ lùng. Không kìm được, tôi buột miệng hỏi:
“Anh có bận không? Có thể đến đưa em đi bệnh viện được không ạ?”
Thật ra lúc đó tôi chỉ định hỏi thử, phần vì lo lắng cho sức khỏe, phần vì… tôi muốn gặp lại anh.
“Sao vậy, chưa đỡ hả? Em chờ anh chút, anh qua liền.”
Tôi lặng người vài giây trước câu trả lời dứt khoát ấy. Vừa vui, vừa ngại vì đã làm phiền anh – một người tôi chỉ vừa mới quen. Nhưng tôi không hiểu sao, anh lại tốt với tôi đến vậy.
Khoảng ba mươi phút sau, anh có mặt. Hôm nay anh mặc áo phông đơn giản, quần tây, khoác thêm một chiếc áo đen mỏng bên ngoài. Không còn là hình ảnh nghiêm nghị trong bộ đồng phục cảnh sát nữa, mà là một anh trai đời thường – gần gũi, thân thiện hơn rất nhiều. Tôi mới có dịp ngắm kỹ gương mặt anh. Thì ra anh khá đẹp trai – khuôn mặt đầy đặn, đôi mắt to và hàng lông mày rậm, mái tóc được chải gọn gàng. Vừa đến nơi, anh cười nhẹ rồi bước tới, đặt tay lên trán tôi kiểm tra nhiệt độ.
“Vẫn còn sốt cao đấy. Đi, anh đưa em đến bệnh viện.”
Anh nói không nhiều, nhưng mỗi lời đều dứt khoát và đầy quan tâm.
Tại bệnh viện, sau khi lấy máu xét nghiệm và kiểm tra các chỉ số, bác sĩ thông báo tôi bị sốt xuất huyết – cần nhập viện để truyền nước và theo dõi. Anh thay tôi làm hết các thủ tục nhập viện, còn tôi được điều dưỡng đưa vào phòng bệnh.
Khi được truyền nước, có lẽ vì quá mệt, tôi thiếp đi ngay sau đó. Đến lúc tỉnh dậy, với tay lấy điện thoại xem giờ thì giật mình – tôi đã ngủ liền 4 tiếng. Bụng bắt đầu thấy đói, tôi quay sang thì thấy trên tủ đầu giường có một hộp cơm còn ấm.
Tôi đoán chắc là anh để lại, nhưng vẫn gọi điện hỏi: “Anh… có phải anh để cơm ở đây không?”
“Ừ, anh sợ em đói nên mua rồi để đó. Cơ quan anh có việc gấp nên anh phải đi. Chiều anh ghé lại thăm em.”
Nghe vậy, lòng tôi lại dâng lên một cảm giác khó tả. Giữa lúc mệt mỏi nhất, vẫn có người nghĩ đến mình, lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ…Tôi mỉm cười, khẽ nói nhỏ trong lòng: Cảm ơn anh… thật nhiều.
Chiều hôm đó, tôi đang nằm nghịch điện thoại thì anh đến, trên tay còn xách theo một túi trái cây. Nhìn thấy anh, tim tôi lại nhảy nhót như trẻ con gặp mẹ đi chợ về.
“Em đỡ chút nào chưa?” – Anh vừa nói vừa đặt túi đồ lên bàn, sau đó kéo ghế ngồi xuống cạnh giường tôi.
“Cũng đỡ chút rồi ạ… Xin lỗi vì đã làm phiền anh.” – Tôi lí nhí, vừa nói vừa cúi mặt xuống.
“Phiền gì đâu, em sốt cao vậy mà còn ở một mình. Anh không đưa đi viện thì còn ai nữa? Mà nè, em quên anh là công an hả? Phục vụ nhân dân là sứ mệnh cao cả đó!” – Anh cười, nửa đùa nửa thật.
Nụ cười của anh khiến tôi muốn… nhập viện thêm lần nữa (chỉ đùa thôi nhé, đừng ai mong bị sốt để được chăm như tôi). Trong khoảnh khắc ấy, cả thế giới của tôi như thu lại trong ánh mắt và nụ cười ấy. Một nụ cười vừa ấm, vừa dịu, vừa đủ làm tim tôi xao động.
“Em mệt à? Hay do anh nói chuyện nhạt quá?” Anh nghiêng đầu hỏi sau một hồi thấy tôi im re như tượng sáp.
Trời ơi, nếu anh biết trong đầu tôi lúc đó đang chạy cả một bộ phim truyền hình về tình yêu từ lần gặp gỡ định mệnh thì chắc sẽ không hỏi vậy đâu.
“Không ạ.” – Tôi cười ngố ngố đáp.
Rồi hai đứa cùng bật cười. Một tiếng cười nhẹ nhàng mà khiến lòng tôi ấm lạ.
Chúng tôi nói chuyện khoảng một tiếng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi biết được tên anh là Phong, 30 tuổi, hiện sống một mình trong căn nhà bố mẹ để lại. Bố mẹ anh mất vì một vụ tai nạn giao thông mấy năm trước. Khi kể đến đó, ánh mắt anh chùng xuống, vương nét buồn trầm lặng.
Tôi im lặng lắng nghe, lòng chợt nhói. Tự nhiên tôi chỉ muốn ôm anh một cái, như thể có thể xoa dịu hết những tổn thương trong lòng anh. Nhưng lý trí kéo tôi lại, nhắc tôi rằng có thể anh chỉ tốt với tôi vì phép lịch sự, hoặc đơn giản vì… anh là người tử tế với tất cả mọi người.
Những ngày sau đó, tôi cứ suy nghĩ mãi – làm sao để có cơ hội ở bên anh nhiều hơn? Nghĩ tới nghĩ lui, đủ kiểu kịch bản nhưng cuối cùng kết luận vẫn là: vô vọng.
Tôi đành chấp nhận số phận. Chỉ cần giữ liên lạc, lâu lâu rủ anh đi cà phê, nhìn anh cười một chút cũng đủ rồi…
Nhưng mà đúng là “người tính không bằng trời tính”. Ngày tôi được xuất viện, vừa ra khỏi phòng thì đã thấy anh đứng chờ ở cửa. Trong lúc tôi còn đang ngạc nhiên thì anh lên tiếng:
“Anh tính thế này, cả em và anh đều sống một mình, mà tiền trọ, tiền ăn uống mỗi tháng đâu có rẻ. Hay là… em chuyển sang ở cùng anh cho đỡ tốn kém?”
Tôi: …
Não tôi lúc đó như bị treo mạng. Mắt sáng lên như đèn ô tô pha xa, còn tim thì nhảy lambada trong lồng ngực. Tôi cố giữ vẻ mặt bình tĩnh, nhưng trong lòng thì đang gào rú như fan thấy thần tượng.
“Dạ… nếu anh không cảm thấy phiền thì… như thế cũng được ạ.”(Cũng được cái gì mà cũng được trời ơi! Người ta mời về ở chung mà còn bày đặt làm cao, không hiểu cái tôi lúc đó nghĩ gì luôn.)
Và thế là, chỉ vài ngày sau, tôi chính thức dọn đến nhà anh.
Căn nhà không quá lớn nhưng gọn gàng và ấm cúng. Nhà có mái ngói mới, tường sơn trắng, phía trước có vài chậu cây xanh được cắt tỉa cẩn thận. Nội thất bên trong không nhiều nhưng được sắp xếp tinh tươm, sạch sẽ. Anh đã chuẩn bị cho tôi một căn phòng riêng đủ đầy – tôi chỉ cần xách quần áo đến là ở được.
Sáng sớm thức dậy được nhìn thấy anh, tối về có người hỏi han, chia sẻ – tôi thực sự cảm thấy như đang sống trong giấc mơ. Tôi cười một mình, lòng thầm nghĩ: Nếu đây là mơ, thì xin đừng ai đánh thức tôi dậy.
Sau vài ngày sống cùng anh, tôi dần nhận ra công việc của anh thật sự rất vất vả. Anh rời nhà từ sáng sớm, trở về khi trời đã nhá nhem tối. Có những hôm còn phải trực xuyên đêm. Vì tính chất công việc bận rộn nên bữa ăn của anh thường rất đơn giản, qua loa cho xong bữa. (Tôi vẫn không hiểu nổi sao với kiểu ăn uống như thế mà anh vẫn có dáng người cao lớn, rắn rỏi đến vậy – thật khác xa tôi).
Muốn san sẻ phần nào gánh nặng cho anh, tôi cũng tự thay đổi mình. Tôi bắt đầu dậy sớm hơn, nấu ăn thường xuyên, hầu hết việc nhà tôi đều cố gắng làm chu toàn. Dù đôi lúc cũng thấy mỏi mệt, nhưng chỉ cần nhìn thấy nụ cười hay ánh mắt ngạc nhiên đầy ấm áp của anh sau một ngày dài mệt mỏi, là tôi như có thêm động lực để tiếp tục.
Khi đã quen với nhịp sống mới này, tôi có nhiều thời gian hơn để quan sát anh – một cách bình lặng và sâu sắc hơn. Ở nhà, anh thường mặc đồ thể thao. Tủ quần áo của anh đơn giản đến mức khiến tôi đôi lần ngạc nhiên – chỉ vừa đủ để thay đổi trong tuần. Những ngày nghỉ hiếm hoi, anh cũng ít khi ra ngoài, chủ yếu dành thời gian nghỉ ngơi, đôi lúc mới tụ họp uống vài ly cùng đồng nghiệp.
Tôi rất thích những ngày mà tôi ở nhà một mình. Vì những ngày như vậy tôi có thể lén vào phòng của anh và làm những việc mình muốn. Trước mặt anh, tôi luôn là đứa trẻ dễ thương, ngoan ngoãn. Nhưng anh đâu biết tôi cũng có một mặt tối không ai biết. Mỗi ngày đều nhìn lén anh, đều quan sát từng cử chỉ lời nói của anh.
Có hôm anh trực đến sáng mới về,anh thay đồ rồi móc vào nvs. Đợi anh đi ngủ, tôi liền lén vào nvs và khoá cửa lại. Cầm bộ quân phục trên tay tôi đưa lên mũi ngửi. Mùi cơ thể anh vẫn còn bám trên bộ quần áo. Vẫn như lần tôi ngồi sau lưng anh, mùi hương thật hấp dẫn đến kỳ lạ. Chỉ hít hà nó thôi mà quần tôi đã dựng lên thành một túp lều. Chưa dừng lại ở đó, tôi cởi hết đồ trên người rồi mang bộ cảnh phục vào. So với tôi thì bộ đồ thực sự rất rộng. Tôi chỉ cao 1m65, trong khi đó anh cao 1m8. Bộ đồ rộng thùng thình cũng không làm giảm khoái cảm mà nó mang lại. Chỉ vuốt ve nó một lúc thôi thì tôi đã chạm đỉnh. Tinh trùng của tôi làm ướt cả mảng lớn ở đũng quần. Khi lí trí trở lại, tôi khá lo lắng vì sợ anh biết được. Tôi liền cởi ra sau đó mang đi giặt thật sạch để đảm bảo không để lại bất cứ dấu vết gì.