Cha con lão đồ tể - Chương 3
Thời gian vẫn đều đều trôi, hai mẹ con vẫn sống bình đạm mỗi ngày. Chỉ cho đến một buổi sáng cuối tuần, khi Bảo cùng mẹ đang ngủ say thì buộc phải nheo mắt tỉnh giấc vì ngoài cổng vang lên tiếng xe máy nổ đinh tai, thỉnh thoảng thoát ra vài tiếng gọi dồn dập “có ai ở nhà không?”.
Bảo bực mình chạy ra mở cửa cổng. Khi hai cánh cổng được miễn cưỡng kẽo kẹt mở sang hai bên, Bảo tròn mắt giật mình, như một phản xã vô điều kiện lập tức lùi về phía sau.
“Bác…”
“Có mẹ ở nhà không?!”
Chưa đợi Bảo nói hết câu, người đàn ông tắt máy rồi ngay tức khắc đặt câu hỏi. Trước mắt Bảo là người đàn ông đã từng đến nhà cậu mua lợn. Trái ngược hẳn với ngoại hình trước kia Bảo chứng kiến, hôm nay ông ta cạo sạch râu ria khiến trên mặt chỉ còn những khoảng da nhẵn nhụi lốm đốm lỗ chân lông đen xì. Quần áo cũng gọn gàng hơn và đặc biệt những vết máu lợn trên xe có lẽ cũng được ông ta kì công tẩy sạch.
“Mẹ cháu có nhà không?!” Thấy Bảo không trả lời câu hỏi của mình, ông ta tiếp tục hỏi, giọng điệu đã ôn hòa hơn trước. Bảo không nói được gì, chỉ gật đầu. Có thể vì một linh cảm nào đó, cậu luôn bị ông ta áp đảo. Cậu thấy ác cảm và nghĩ cần thiết phải đề phòng người đàn ông này. Cậu thấy ông ta không có nổi một chút an toàn.
“Ai vậy con?!” Bà Hiền vừa đưa tay lên búi tóc, mắt nhắm mắt mở từng bước tiến ra ngoài cổng. Nhìn thấy người đàn ông, bà bất giác nắm lấy hai vạt áo, hành động như muốn chỉnh lại trang phục cho thật gọn gàng. Mãi một lúc sau mới có thể bật lên câu hỏi:
“Anh đến tìm tôi có việc gì? Tôi không còn nuôi con vật nào cả.”
Thấy bà Hiền nói vậy, ông ta bỗng ôn hòa, giọng nói trầm bổng đến kì lạ: “Tôi không phải người ở đây nên không quen đường, mà thịt bán cũng đã hết. Chị dẫn tôi đi sang mấy nhà hàng xóm, chỗ nào có người muốn bán lợn, tôi mua.”
“Anh muốn mua lợn thì tự đi tìm, tôi còn việc nhà, còn con nhỏ.”
“Tôi đã nói mình không biết đường. Là thằng đàn ông, chỉ vì muốn mua mấy con lợn còi mà bị lạc không biết đường về, uổng lắm.”
Nghe đến đó, bà Hiền chợt bật cười. Biết rằng không khí đã được cải thiện hơn, người đàn ông thừa thắng xông lên: “Đã từng mua lợn nhà chị nên mới dám đến hỏi, chứ người lạ tôi đâu dám làm phiền. Chị giúp được tôi, tôi sẽ trích ra chút tiền lãi thu được ngoài chợ làm quà biếu. Chị nhìn xem, thằng bé đã gần đến tuổi trưởng thành mà vẫn còi cọc xanh xao, chị nỡ để nó cùng mình ăn vài món rau bình đạm qua ngày mãi sao? Nó còn phải lớn lên, còn phải lấy vợ nữa chứ.” Nói xong nhìn sang Bảo: “Đúng không nào cậu bé?”
Bảo tròn mắt, không thể tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Một lão đồ tể đã từng xuất hiện với vẻ mặt bặm trợn như ông ta, giờ lại có thể đứng trước mặt mẹ mình nói vài câu lý lẽ. Người đàn ông này, có gì đó thật hư cấu. Nhưng rồi cậu nghĩ dù sao đây cũng là làng mình với đông đảo bà con lối xóm, ông ta muốn giở trò hãm hại hai mẹ con cũng là không thể. Hơn nữa, nếu giúp ông ta, mẹ sẽ có thêm tiền chi tiêu. Bảo luôn nghĩ ông ta là một người đàn ông đầy nguy hiểm, cứ nghĩ đến việc ông ta cầm con dao bầu, dứt khoát xọc thẳng vào vào cổ con lợn, rồi cứ thế tiết lợn trào ra ồng ộc, là cậu lại rùng mình. Bảo lắc lắc cái đầu cho tỉnh táo rồi giật giật bàn tay của mẹ. Cậu nói:
“Hôm qua thằng Tùng kể là mẹ nó cứ càu nhàu mãi về con lợn, nói rằng bỗng dưng lười ăn, gầy rộc đi nhiều rồi. Mẹ nó sợ một ngày con lợn giãy đành đạch rồi chết thì lỗ vốn nên muốn bán sớm. Mẹ dẫn bác này qua nhà thằng Tùng xem, biết đâu sẽ mua được.”
Bà Hiền chau mày nhìn cậu với vẻ mặt khó hiểu. Chẳng bao giờ Bảo để tâm vào bất cứ việc gì rồi nói nhiều như vậy. Tính tình trầm ổn của cậu từ nhỏ, bà luôn nắm rõ nhất. Hôm nay bỗng dưng lên tiếng, hẳn là muốn mẹ có thêm thu nhập rồi.
Thấy mẹ không nói gì, Bảo tiếp túc: “Mẹ cứ đi đi. Hôm nay là cuối tuần, con tự dọn nhà được. Con nấu cơm trưa chờ mẹ về.”
Bà Hiền cau mày, tỏ ý nghi ngờ: “Có thật không đấy.” Bảo không đáp lời, chỉ gật đầu lia lịa. Mẹ mỉm cười hiền từ xoa đầu cậu. Thằng bé này cuối cùng cũng lớn thêm một chút, đã biết nghĩ cho mẹ đỡ vất vả rồi cơ đấy. Bà quay ra nói với người đàn ông: “Anh đứng đợi ở đây. Tôi vào nhà một lát rồi ra ngay. Tôi còn rất nhiều việc, nên chỉ giúp anh một lần thôi. Nhớ rõ đường, lần sau muốn tìm mua lợn ở làng này, tự đi mà tìm lấy.”
“Rồi rồi, cảm ơn chị.” Rồi nhìn Bảo với ánh mắt ôn hòa: “Thằng bé nhà chị ngoan quá, đã biết lo lắng cho mẹ rồi, chẳng bù cho thằng nhà tôi, hơn chục tuổi đầu rồi mà không làm được gì nên hồn.” Nói xong, ông ta khoát tay: “Này! Vào đây đi.”
Người đàn ông vừa dứt lời, tức thì có một người thanh niên bước vào. Bảo nhận ra anh ta, là người đã đến cùng đến mua lợn hôm trước. Điều khiến cậu chỉ muốn chết đứng tại chỗ là ngoại hình của anh ta. Hết cha lại đến con, hai người họ đang tính làm chuyện gì vậy? Chỉ là đi mua lợn thôi mà, có cần phải nghiêm túc thế không? Cứ như hôm nay hai người họ đi hỏi vợ cho con trai, chứ không phải đi tìm mua lợn.
Người thanh niên mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần vải màu đen, đi đôi giày thể thao vừa vặn cũng là một màu đen trơn. Mái tóc được chải gọn gàng, tóc mái vuốt lên trên, hất ngược về phía sau thay cho kiểu lòa xòa che mất tầm nhìn như lần trước. Anh ta có khuôn mặt trông thật ưa nhìn. Cảm xúc trong người Bảo bị đẩy lên dữ dội, một cách khác lạ đến mức không hiểu nổi mình.
“Chị cho thằng con tôi ngồi chơi trong nhà một lát. Hôm nay chưa bắt lợn nên không cần nó đi theo.” Người đàn ông cười cười với bà Hiền rồi quay sang nói với người thanh niên: “Vào nhà ngồi đợi, không được bắt nạt em.”
Người thanh niên không trả lời, chỉ gật đầu rồi tiến về phía Bảo. Ở cự ly gần, lúc này Bảo mới nhận ra trên tay anh ta xách một chiếc túi ni lông trong suốt màu trắng, có thể nhìn rõ một chiếc hộp nhựa đựng chất lỏng màu nâu bên trong.
“Quà cho em này.” Người thanh niên giơ chiếc túi ra trước mặt Bảo khiến cậu ngỡ ngàng. Lần đầu tiên nghe thấy anh ta nói, giọng cũng thật trầm ấm nhẹ nhàng.
Thấy con mình làm vậy, người đàn ông cười xòa với mẹ Bảo: “Cái thằng này… Đấy chị xem, còn biết nịnh nọt người khác. Sáng nay đi vốn đã rất vội, thế mà nó nằng nặc ép tôi dừng lại để mua cái này. Bọn trẻ giờ thật là…”
Bà Hiền muốn hỏi thứ nước đó là cái gì ngay lập tức, nhưng rồi cũng thôi vì nghĩ đó là quà cho con mình, có tò mò thì cũng không nên tỏ ra nghi ngờ, thiếu tôn trọng mà áp đặt suy nghĩ xấu về người khác. Bà mỉm cười với người thanh niên: “Cháu vào nhà chơi với em. Bảo, còn không mau cảm ơn anh đi.”
Bảo luống cuống, không biết xử trí ra sao đành đưa tay ra nhận, miệng lý nhí: “Cảm ơn.” Rồi mặt cũng bắt đầu đỏ ửng gần bằng quả cà chua chín. Người thanh niên thấy vậy, nở nụ cười toát lên vẻ hòa nhã.
Hai cha con đồ tể, đã từng bất chấp tiếng kêu rống thảm thiết của từng con lợn mà dứt khoát cầm dao chọc tiết, lột từng miếng da, moi rút nội tạng, xẻ từng thớ thịt mà không một chút ghê tay, mà nay lại có thể khoác lên mình một phong thái hoàn toàn chỉn chu đến bất ngờ. Đó là cuộc sống mưu sinh ép buộc họ phải trở thành những con người máu lạnh như vậy, hay bản chất thật của họ thật sự là tàn độc, vẻ ngoài hút mắt có chăng chỉ là những chiếc mặt nạ muốn thay thì thay, muốn gỡ thì lột phăng ra.
Bảo nhận lấy quà từ người thanh niên, nhìn nụ cười hiền từ của anh ta rồi tự thấy mình đã nghĩ ngợi quá nhiều. Nên nghĩ đơn giản hơn một chút để cuộc sống thanh thản hơn.
Bà Hiền, Bảo cùng người thanh niên tiến vào nhà. Một lúc sau, bà quay trở ra với một diện mạo đã ổn hơn trước khiến người đàn ông cứ trân trân nhìn không rời mắt. Bà Hiền có vẻ đẹp từng trải, mặn mà. Người ta vẫn nói “gái một con, trông mòn con mắt” thật không ngoa chút nào. Dù sao, bà vẫn chưa đến 30 tuổi. Người đàn ông mỉm cười rồi cùng bà rời khỏi. Ông ta không nổ máy mà dắt xe, bà Hiền chậm rãi từng bước đi bên cạnh. Nhìn họ giống một cặp tình nhân đi dạo nói chuyện, hơn là hai kẻ xa lạ cùng giúp nhau đi tìm mua lợn.
Trong căn nhà chật hẹp, Bảo ngồi im một chỗ, mắt ngơ ngác nhìn xung quanh. Cậu không dám đưa ánh mắt trực diện vào người thanh niên, đây là lần đầu tiên cậu với một người con trai khác cùng ở trong một không gian yên tĩnh, không có thêm một ai khác.
“Em tên gì?” Phá vỡ không gian tĩnh lặng đến ngộp thở, người thanh niên lên tiếng trước.
“Bảo… Bảo, Hà Quang Bảo.” rồi ngập ngừng: “Còn anh…”
“Anh là Tùng.” Người thanh niên nói rồi bật cười: “Anh hỏi tên thôi mà, có phải tra khảo đâu mà luống cuống khai cả tên cả họ vậy? Em còn ngốc lắm.”
Bảo bị áp đảo trong cuộc hội thoại, ngượng ngùng không nói được gì thêm, chỉ biết bóp chặt chiếc hộp nhựa đựng chất lỏng màu nâu bên trong. Nhìn thấy vậy, người thanh niên tên Tùng nói châm chọc: “Còn không mau uống đi. Xem chừng cái hộp bị em bóp chặt đến mức muốn vỡ tung ra rồi.”
Tùng như trở thành một người khác khi nói chuyện với Bảo. Nếu những lần trước anh ta chỉ im lặng khi làm việc cùng ba của mình, thì giờ lại như một người sôi nổi có khiếu hài hước, biết châm chọc người khác và quảng giao vô cùng.
“Đây là cái gì vậy anh?” Bảo ngơ ngác hỏi.
“Là trà sữa, trên thành phố mới có. Rất ngon, em nên uống thử một lần.”
Bảo với lấy chiếc ống hút bằng nhựa, một đầu được cắt nhọn đang nằm trong chiếc túi trên bàn. Cậu cầm ống hút, di di liên tục trên lớp màng li nông được phủ căng trên miệng hộp mà mãi không làm cách nào cho nó thủng. Tùng bật cười ha hả, lấy tay vò tóc Bảo rất tự nhiên rồi nói: “Ngốc, đưa đây anh giúp.”
Nói xong anh ta một tay cầm chiếc hộp, một tay giơ ống hút lên cao rồi mạnh tay giáng xuống lớp màng co trên miệng hộp.
“Phập!” Trong nháy mắt, đầu nhọn của chiếc ống hút đã xuyên thủng và chạm xuống tận đáy hộp. Anh ta đưa cho Bảo hộp trà sữa rồi nói: “Muốn cắm sâu vào bên trong, thao tác phải thật nhanh, dứt khoát. Như vậy mới được, hiểu không?”
Bảo tròn mắt, đầu gật gật, tay đón lấy chiếc hộp rồi đưa lên miệng hút. Vừa hút được một hơi nhẹ, mặt cậu đã nhăn nhó, đôi lông mày nhíu lại, khuôn mặt trông khổ sở hết sức.
“Em sao vậy?!” Tùng giật mình hỏi. Bảo vẫn phồng mồm, không nói được mà chỉ lắc đầu, ý là không sao cả. Phải cố gắng lắm cậu mới nuốt trôi được thứ chất lỏng đó xuống bụng.
“Phù! Trời đất, đắng hơn cả thuốc rồi.” Bảo vừa nói vừa thở. Tùng nghe vậy nhịn cười không nổi, thầm nghĩ chắc hôm nay họ cho hơi ít sữa. Anh ta ôn tồn nói: “Bình tĩnh nào. Em dừng uống rồi chép miệng một vài giây anh xem.”
Bảo làm theo, thật bất ngờ, chỉ vài giây sau, thần thái bỗng rạng rỡ hẳn lên: “Kì lạ. Em thấy có vị ngọt.”
Tùng mỉm cười: “Cũng không có gì đặc biệt. Trà sữa vị cà phê là vậy, mới đầu vị đắng của cà phê có thể khiến người ta khó chịu, nhưng chỉ một vài khoảnh khắc sau là ngọt ngào tận đáy lòng rồi. Tình yêu cũng vậy đó, ngọt đắng đều có cả.”
“Tình yêu?” Bảo nói rất khẽ như thủ thỉ, nhưng cũng đủ để Tùng nghe thấy. Anh ta nhìn Bảo, cười dịu dàng: “Mới học lớp Tám phải không? Em còn bé lắm, chưa hiểu được đâu. Phải đợi em lớn hơn một chút rồi.”
“Lớn hơn một chút?” Bảo tỏ vẻ không hiểu.
Tùng vỗ vai cậu, ánh mắt ôn hòa bỗng chuyển sang tinh ranh đến sắc lạnh: “Đợi đến khi em lớn, anh sẽ có món quà bất ngờ.” rồi lại dịu dàng: “Thôi, mau đi nấu cơm trưa nếu không mẹ về sẽ mắng. Để anh giúp em.”
Bảo không hiểu những gì anh ta nói, chỉ gật đầu rồi cho xong rồi xuống bếp. Trước khi đi cậu còn uống thêm một ngụm trà sữa, mặt vẫn nhăn nhó như lúc ban đầu. Tùng chỉ cười vì vẻ ngây ngô của Bảo rồi cùng theo cậu xuống bếp.
“Đây là lần đầu tiên em uống trà sữa.”
“Nếu em thích, những lần sau qua chơi, anh sẽ mua cho em.”
Bảo thầm nghĩ, còn cả những lần sau nữa sao?
Và quả thật không chỉ có “những lần sau” gặp lại, mà từ nay cậu và anh ta sẽ cùng chung một mái nhà. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh như một định mệnh đã sắp đặt sẵn khiến Bảo không kịp thích nghi. Cậu còn không muốn tin vào những gì xảy ra trong cuộc sống vỗn đã bình ổn mỗi ngày trôi qua.