Bến đỗ cuộc đời - Chương 6
Phần 6 – Sóng ngầm
……Linh đứng trước lớp, cô kêu gào mọi người xin hảy yên lặng một chút để cô có thể phát biểu vài lời, nhưng thật tội nghiệp cho cô, cả lớp ồn ào cứ như một cái chợ đang nhóm. Đang là giờ chủ nhiệm lớp, nhưng cô chủ nhiệm chưa vào, Linh tính tranh thủ chút thời gian này để nói vài việc với lớp, nhưng cô chẳng thể làm lớp chú ý mình. Linh liếc nhìn qua bàn Khoa, cô thấy Khoa, Đăng và Long nữa, cả ba đang chụm lại bàn tán chuyện gì đó trông vui vẻ lắm. Linh thấy tức tức trong bụng, cô nghĩ mình thì đang kêu gào mọi người chú ý, còn Khoa, lớp phó kỷ luật thì đang say sưa tán dóc, cô vùng vằng đi xuống bàn Khoa, cô nhéo vào vai Khoa một cái thật mạnh, cô chống nạnh:
– Ê, ngài lớp phó kỷ luật, nhờ ngài ổn định lớp cái coi, muốn bàn chuyện tham gia thi văn nghệ nè, lớp mình năm nay bị thiếu điểm phong trào văn nghệ đó.
– Úi, trời ơi, có gì từ từ nói, nhéo ngắt mới được sao vậy?
– Thương nhau lắm…thì nhéo nhau đau vậy mà. Long chọt vào
Linh quay lại liếc Long: cái gì, muốn gây sự sao cha nội, đây sáng giờ chưa gây lộn với ai nè.
– Ủa vậy hả, còn đây sáng giờ chưa thấy ai dữ mà đẹp giống như cô em đây hết.
Linh sấn sổ nhào vào Long, cô đưa tay dợm kéo áo Long
– Í trời, làm gì mà giữa ban ngày ban mặt mà hiếp đáp trai tơ vậy bà, muốn làm ẩu hả. Long né ra cười cợt.
– Coi coi hông của ông có bị nhỏ Cúc nhéo tìm đen tím đỏ không, ăn nói ởm ờ thấy ghét, nhưng mà cũng đúng, tha cho ông đó
– Thôi được rồi mấy ông mấy bà. Khoa vội lên tiếng- Ủa, Linh cần nói chuyện với lớp hả, chuyện văn nghệ văn gừng hả, năm nay lớp xìu rồi, ai cũng lo học gạo hết, chẳng ai muốn tập văn nghệ cả đâu, thôi thì cho tụi con nít đàn em khối mười và mười một có dịp khoe giọng khoe người đi.
– Không được, phải tập một vài tiết mục chứ, để cái tụi A1 thấy ghét quá. Cái con Châu lớp phó văn thể mỹ A1 cứ vênh cái mặt lên tức quá. Năm ngoái lớp mình giật được cờ thi đua, năm nay phải ráng chứ. Lớp mình cần thêm điểm phong trào văn nghệ đó.
– Ủa, nóng máu thi đua quá há cô nương, chứ không phải cái con bé Châu má lúm đồng tiền bên A1 đang bắn tín hiệu liên kết hydro với lớp trướng Khoa của mình sao. Long vẫn giọng châm chọt.
Khoa há hốc kinh ngạc, trời gì mà chuyển đề tài lẹ vậy, cái thằng Long này sau giờ học, mình phải làm việc riêng với nó mới được. Anh khoát tay, “thôi đừng đấu khẩu nữa, toàn nói bậy nói bạ thôi, để mình lên ổn định lớp cho nữ lớp trưởng có việc phải nói.”- Linh và Long đang hầm hè nghe Khoa nói vậy cũng tạm lảng ra. Khoa rời bàn ra đứng trước lớp, anh vổ tay mấy cái thật lớn rồi lớn tiếng:
– A lô, a lô lớp, xin mọi người vui lòng chú ý đây.
Giọng nói của Khoa trầm ấm nhưng rõ ràng đĩnh đạc thật là có trọng lượng trước lớp, cả lớp dịu hẳn tiếng ồn ào lại.
– Gì vậy hả xếp Khoa.
– À, làm phát ngôn viện cho người đẹp lớp trưởng phải hôn.
Long quay xuống thầm thì gì đó với thằng Sinh bàn dưới, không biết thầm thì gì nhưng thấy hai đứa cưới khúc khích. Đăng tò mò quay ra hỏi Long:
– Làm gì mà thầm thì giống như con gái vậy?
– Đâu có gì đâu, chuyện vớ vẩn tào lao thôi mà.
– Nói gì vậy, cho mình nghe với, Đăng thấy thắc mắc.
Long nói nhỏ vào tai Đăng:- nhỏ Châu bên A1 đó, nó khoái thằng Khoa nhà mình ra mặt rồi, hôm qua chính mắt tao thấy nó làm bộ đụng thằng Khoa lúc xếp hàng lên lớp, rồi tao nghe nó giả bộ muốn mượn thằng Khoa cuốn bài tập Hoá. Kiểu này con Linh có tình địch ngoại bang rồi, hấp dẫn vô cùng, phải ráng xem hồi kết.
– Cu Khoa nhà mình đào hoa lắm đó nghe, ê!, Đăng, mầy có thấy nhỏ nào bám hắn nữa không, mầy là người theo sát nó nhiều nhất, mà theo dõi xem xem, đưa nào mà thằng Khoa chảnh choẹ không ngó đến, mày cho tao biết nhé, tao kiếm chổ nhảy vào – Sinh hạ giọng thầm thì.
– Thì có bà chằng Linh đó, ngon thì nhảy vô đi. Long trả lời.
Đăng ngẩn người, lại có vụ này nữa sao, chắc cũng đúng. Anh nhớ lại, tuần trước, anh thấy nhỏ Châu đó thập thò trước cửa lớp xin gặp Khoa nói là xin mấy cục phấn màu. Đăng thừ người, Khoa của anh đẹp trai quá, làm sao mà không có nhiều người thương Khoa, thích Khoa được chứ. Đăng cảm thấy lo lắng trong đầu, anh cứ lo sọ có ai đó giành đi người bạn thân yêu của anh mà cũng là người mà anh dấu diếm những tình yêu cháy bỏng trong trái tim. Nhiều lúc anh nghĩ, không biết rồi anh sẽ ra sao, anh biết ngày nào đó, anh sẽ không còn được gần gũi Khoa như lúc này. Anh hiểu anh và Khoa không là những người trong một con đường, anh hàng ngàn lần nhắc nhờ mình điều đó. anh dằn vặt mình, tự trách mình, nhưng rồi anh không thể xa Khoa. Tình cảm của anh đối với Khoa ngày càng thắm thiết, từ sau cái đêm đó, anh cứ có một cảm giác, Khoa đã là của anh, và của riêng anh dù bất kỳ điều gì xảy ra. Những cảm giác hối hận, dằn vặt, tự trách, cứ lần lượt tái diễn, nhưng rồi, cuối cùng Đăng cũng lắc đầu buồn bã, anh đành nghĩ, thôi thì cứ để cuộc sống nó tiếp diẽn như là nó đang tiếp diễn, Đăng không biết mình nên như thế nào. Anh yêu Khoa quá, anh không dám nghĩ đến những ngày tháng nếu như anh không còn Khoa bên cạnh. Anh luôn tưởng tượng những viễn cảnh trong tương lai, khi mà Khoa có bạn gái, rồi Khoa có gia đình, chỉ nghĩ đến điều đó, lòng anh đã tan nát và quặn đau.
Lớp đã yên lặng lại, Linh vội lên đứng trước lớp bên cạnh Khoa, cô liếc nhìn Khoa một cái như thầm cảm ơn. Dưới lớp lại xì xào
– trời, coi lớp trưởng liêc mắt đưa tình tán tỉnh lớp phó giữa ban ngày kìa tụi bay.
– vậy ban đêm làm gì hả?
– Mình đề nghị lớp trưởng lớp phó đăng ký tiết mục song ca đi.
– Nhưng mà ông Khoa đâu có hát bao giờ đâu?
– Thì cho ổng chép miệng, nhỏ Linh hát thôi.
– Vậy thì cho ông Khoa múa phụ họa đi.
Linh mặc kệ lớp xì xào chọc ghẹo, cô lớn tiếng phát biểu:
– Lớp nè, mình đã bàn với bạn Vân, lớp mình nhất quyết phải đăng ký dự thi ba tiết mục văn nghệ năm nay, Vân và Cường đã đồng ý góp một tiết mục song ca. Cường sẽ chịu trách nhiệm chọn năm bạn nữ để có một tiêt mục hợp ca. Còn tiết mục cuối mình đề nghị bạn Đăng phải nhận. Hôm liên hoan lớp cuối năm, mình nhận thấy giọng bạn Đăng được lắm, mình nghĩ Đăng dự thi chắc chắn sẽ có giải.
– Cha cha, đúng đó, nhưng mà ổng hát mấy bài nhạc vàng không hà.
– Thì tập bài mới mấy hồi, miễn giống tốt là được rồi, á không, giọng tốt chứ
– Ủa, lớp trường hỏi ý kiến nàng Huệ chưa?
– Coi nhò Linh nịnh nọt ông Đăng kìa.
– Thì phải lấy lòng ông Đăng chứ, ai chả biết ông Đăng là cái bóng của ông Khoa, biết đâu, nhờ ông Đăng nói tốt cho.
– Tao thì thấy ông Đăng canh cha Khoa kĩ lắm, giống như cận vệ vậy.
– Nói gì thì nói, tao thấy ông Đăng nhà mình hát được lắm, hơi buồn thôi, tìm bài nào tình cảm cho ông hát, chắc cũng được giải.
– Cần gì giải, nhỏ Linh muốn lên mặt với nhỏ Châu thôi, có tham dự là được rồi.
– Linh ơi, sao mấy không cho tao hát song ca với Đăng, tao ngày đêm ước mơ được đứng cùng chàng trên sân khấu.
– Tham dự ca hát chứ bộ diễn thời trang đâu bà nội.
Long quay ra vổ vai Đăng: bạn hiền, trách nhiệm cao cả này phải giao cho bạn gánh vác đó. Ráng tìm bài nào thích hợp để dự thi nghen.
– Trời, sao mà bỏ bom mình vậy, mình mà hát hò gì.
– Được mà, để tao cho nhỏ Huệ ủng hộ và động viên bạn, năm ngoái lớp mình khá lắm đó, giật được giải nhì song ca, Cường và Vân đó, và giải ba hợp ca. Năm nay có thêm cậu, coi chừng mình lại có thêm giải đó.
– Giải quần thì có. Đăng phụng phịu.
Khoa đi xuống bàn, quay ra Đăng ra chiều đồng ý :”mình gợi ý với Vân và Linh đó, mà ai cũng nói Đăng có giọng mượt mà và ấm. Hát mấy bài tình ca thì mình nghe cũng còn muốn cảm động, chứ đừng nói là con gái.”
– Mình mà là con gái, mình theo ông Đăng ngay, bỏ nhà theo trai luôn, đỡi nhà ai, vừa đẹp trai, học giỏi, hát hay, lại lãng mạn nữa chứ. Sinh chồm lên góp vào.
– Mấy coi chừng thằng Sinh đó Đăng, nó có bà chị họ bên A5 đó, coi chừng nó gài mày cho bả đó. Long cảnh giác nói với Đăng.
– Ê, mấy cha muốn giới thiệu hay gài ai cho ông Đăng, hỏi ý kiến tao chưa? Khoa cười cười.
– Chậc, mấy cha canh gác nhau kỷ quá, làm gì mà bảo vệ nhau kỷ quá vậy, a, hay mấy cha này dấu diếm nhau có bồ có ghệ ở đâu rồi.
– Làm gì có, Đăng dảy nảy.
Đến giờ ra về, khi ra đến bải xe đạp, Đăng cằn nhằn với Khoa, sao cậu nhiều chuyện vậy, mình mà thi hát hò gì, sao cậu đẩy mình ra trận vậy. Hát dở ẹc quê thấy cha.
– Cậu hát được mà, mấy lần cậu hát cho mình nghe, mình thấy hay lắm, nói thiệt đó
– Thiệt với xạo gì hà. Giọng Đăng vẫn còn bực dọc
– Mình cũng nghiền giọng hát của cậu lắm, cậu hát mấy bài của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên đó, làm mình mê mẩn lắm.
– Phải không đó, đừng có đưa người khác lên mây xanh, té đau
lắm đó. Đăng có vẻ khoái khoái khi nghe Khoa nói vậy.
– Ai nói xạo làm chi. Thôi ráng tập rồi tham gia đi, hảy để cho tụi nó thưởng thức giọng hát của bạn chứ, lớp mình toàn nhân tài không, đừng có dễ khinh khi lớp mình. Khoa với giọng hồ hởi.
– Mình thì chỉ thích…
– Thích gì?
– Chỉ thích hát cho Khoa nghe thôi.
Khoa đang dẫn xe đạp ra cổng, khi nghe Đăng nói vậy, anh quay lại nhìn Đăng, Đăng không nhìn Khoa mà đưa mắt ra cổng trường, Đăng có vẽ bối rối, anh nghĩ anh hơi lở lời, anh ước gì mình đừng nói lời đó. Nhưng Khoa vẫn tiếp tục dẫn xe ra ngoài cổng, khi hai anh dừng lại, Khoa đặt tay lên vai Đăng, anh gọi Đăng :
– Đăng nè, anh nói với giọng nhỏ lại.
– Sao hả
– Mình biết cậu chỉ thích hát cho mình nghe, nhưng mà lần này vì mình nhé, tham gia hội thi văn nghệ trường đi.
– Đăng nhìn Đăng rồi anh lặng lẻ gật đầu.
Khoa tính nói gì đó với anh nhưng Long từ trong trường đi ra, anh dừng lại cười nói toe toét :
– nè, ông Khoa có nhiệm vụ phải động viên và nhắc nhở xếp Đăng tập bài để thi đó, trời ơi, lần này ông Đăng mà giật giải thì lớp mình nở mày nờ mặt nữa rồi, mà Đăng nè, cậu sẻ trở thành người hùng của lớp nhé, thể thao văn nghệ, cậu đều tuyệt hết, con gái trường này chắc nó theo cậu hết quá.
– Lại thêm một người tâng mình nửa rồi, mấy cha chỉ có xạo thôi. Hát hò thì để mấy con ma nữ nó hát đi, kéo mình ra làm trò hề sao.
– Thôi, cậu là nhân tài trong lá ủ của lớp mình đó, thôi tao về đây. Nói rồi, Long vỗ vỗ vào vai Đăng và anh đạp xe đi.
Long đi rồi, Khoa thấy Đăng có vẻ tần ngần, do dự. Khoa vừa cười vừa nói, thôi vậy nhé, hôm nào cậu tập hát, cậu lại nhà mình đi, mình sẽ nấu chè bồi dưởng cho cậu, đem bài vở tụi minh gạo luôn, được chưa, vừa lòng chưa.
Đăng nghĩ đến lại được đến nhà Khoa và ở bên Khoa, anh cảm thấy trong lòng rạo rực và vui sướng. Mỗi ngày, anh không thể không thấy Khoa, ngồi ở lớp, anh cảm thấy thời gian cứ như ngắn lại. Ngồi học, anh hay để chân mình đụng chạm vào chân Khoa, anh cảm thấy một cái gì đó dễ chịu, mà hình như Khoa cũng thích như vậy, mà cũng có thể Khoa không để ý, anh thường để yên. Ngày cuối tuần, Đăng nói với Khoa anh muốn xem và học cách Khoa trồng rau và trồng hoa, và rồi anh cũng xách cặp xách vở lên nhà Khoa. Anh lăng xăng phụ Khoa xới đất, ủ phận, gieo hạt. Anh thích nhìn Khoa mặc chiếc quần cộc lộ ra những múi cơ chắc nụi, nhìn những đường gân xanh nổi lên trong thật mạnh khoẻ, nhiều khi Khoa thấy Đăng nhìn anh trìu mến, Khoa cười hỏi anh- làm gì mà nhìn mình dữ vậy? – tại cậu đẹp quá. – Con trai mà cứ khen con trai thì vô duyên quá. Khoa nói vậy.
Rồi thì Đăng cũng tập bài hát để dự thi văn nghệ của trường, anh thử tập mấy bài, nhưng rồi Cường, Vân và Khoa cùng đồng ý để Đăng sẽ trình làng với bài hát Nhánh lan rừng. Đăng tính dự bài Về lại suối nguồn, nhưng Vân nói, bài Nhánh lan rừng dể dựng hoạt cảnh và trang phục, cô nói Đăng cao ráo, mặc trang phục bộ đội và khoác chiếc ba lô sẽ rất hiên ngang và chững chạc. Cường thì nói Đăng đẹp trai, giọng hát tình cảm, hát bài này theo điệu rum ba rất hợp với giọng hát của Đăng, giám khảo chắc là sẽ có nhiều cảm tình. Khi nghe Đăng hát dợt lấn cuối cùng, Linh lớp trưởng cười toe toét, cô vỗ tay nhiệt tình, phen này thì con Châu có mà dám vênh với đội văn nghệ của lớp nó không đây. Mà giọng hát Đăng thật khá có chất, với chất giọng trầm hơi một chút buồn, thêm sự miệt mài tập luyện, anh đã có thể trình bày bài hát có hồn và tình cảm. Mấy hôm ghé nhà Khoa tập luyện, Long và Cường cũng ghé, các anh cũng góp ý, sửa chữa những chỗ luyến láy thật chu đáo cẩn thận.
Còn vài hôm nữa là hội diễn văn nghệ, Đăng một tay cầm đàn, một tay cầm ghi đông đạp xe lên nhà Khoa, anh tính rủ Khoa ra sau vườn ngồi đàn hát chơi. Rà xe vào nhà Khoa, anh í ới gọi Khoa, nhưng không thấy bóng dáng Khoa, thấy ngoại Khoa vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa chạy ra, anh vồ vập hỏi xem xem Khoa đâu rồi, ngoại nói thấy có mấy đứa bạn vừa ghé rủ Khoa đi đâu chơi từ chập chiều rồi. Đăng cảm thấy hơi tiu nghỉu.
– Ngoại có biết Khoa đi với ai không hả ngoại, mà đi đâu vậy ngoại.
– Hình như là thằng Long và thằng Cường, đi đâu ngoại cũng không biết nữa, hổng thấy nó nói con à.
– Vậy hả ngoại, thôi con ngồi ngoài này chờ nó.
– Ừ, để ngoại đốt ít vỏ cam cho khỏi muỗi, có ổ bánh chuối ngoại mới nướng, ngoại lấy cho con ăn há.
– Dạ, cám ơn ngoại.
Đăng đẩy xe vào vách hông dựng xe, rồi lấy đàn ra ngồi bậc thềm hiên nhà Khoa, anh cảm thấy hơi buồn, sao Khoa đi đâu mà không rũ anh vậy. Anh thấy trong lòng vắng lặng gì đâu vậy, một cái cảm giác cô đơn, anh rải đàn anh nghêu ngao mấy bài hát mà anh thuộc lòng, càng hát lại càng thấy buồn, anh mơ màng nghĩ đến ánh mắt của Khoa, anh chợt nhớ đến đêm hôm đó, đêm đầu tiên anh có được một người đàn ông toàn mỹ trong vòng tay của mình, và là người anh gởi trọn trái tim. Hết nhạc Trịnh, rồi dến nhạc Phạm Duy, nhạc Ngô thuỵ Miên,… anh muốn về, nhưng rồi anh cũng ráng chờ Khoa. Trời có vẻ chuyển mưa, những ánh chớp nhì nhằng xa xa rồi tiếng sấm vọng rền nhè nhẹ vọng tời, bầu trời đêm ánh lên đỏ chạch. Những làn gió mang những luồng hơi nước mát lạnh lạnh thổi bay những lọn tóc trên trán Đăng, anh cuối xuống nhặt một chiếc lá ổi rớt xuống cạnh anh, anh lại chợt nhớ tới đêm 30 Tết vừa rồi, ….anh đến thăm em đêm ba mươi, còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi, anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em……anh vẫn ngồi chờ Khoa bên hiên nhà với những bài hát buồn, ngoại Khoa bước ra chắc lưỡi, “tối nay mưa to đó Đăng à, sao thằng Khoa đi đâu giờ này chưa về nữa, gần mười giờ rồi.” Đăng dựa vào cột, anh nhắm mắt miên man nghĩ về Khoa, “Khoa ơi, Khoa đi đâu vậy, Khoa biết mình đang thật mong gặp được Khoa, tối nay mưa rồi Khoa ơi, ước gì Khoa ngồi bên mình, Đăng sẽ hát cho Khoa nghe những bài hát mà Khoa thích…. “. Đăng vẫn nhẹ nhàng buông những bài hát thiết tha, anh tưởng chừng như Khoa đang ngồi cạnh anh, cánh tay rắn chắc của Khoa có khi ôm gối anh, có khi Khoa vô tình ngồi nghịch mân mê mấy ngón chân Đăng, cũng có khi Khoa lặng lẽ nhìn vào khoảng không gian yên ắng và lắng nghe Đăng hát. Khoa thường nói với Đăng, “sao mình ghiền nghe cậu hát quá, nhất là mấy bài của Vũ Thành An, Từ công Phụng, Trịnh công sơn đó.” “- phải không đó, vậy mai mốt Đăng hát hoài cho Khoa nghe nhé, miễn phí”, “Ừ, tập cho mình vài bài nữa nhé”. Trời đã lác đác vài giọt mưa………
….Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới
bây giờ anh vui, hai bàn tay đói
bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi, thời gian nơi đây
bây giờ anh vui, một linh hồn rỗi, tình yêu xứ này
một lần yêu thương, một đời bão nổi
Giã từ giã từ, chiều mưa giông tới, em ơi em ơi……
Thấy gần mười giờ khuya mà Khoa chưa về, Đăng tiu nghỉu quay vào nhà, anh đặt cây đàn lên phản rồi buồn bả nói vọng vào: “Ngoại ơi, thôi con về, nói Khoa là con gởi cây đàn ở đây, con về nghen ngoại.”
– Sắp mưa rồi đó con, thôi ở lại chờ nó luôn đi con, về mắc mưa dể bị cảm lắm.
– Thôi con về, mai nói Khoa ghé con. Đăng ngần ngừ luyến tiếc, anh thật thèm muốn được ở lại gặp Khoa và đêm nay được nẳm bên anh, nhưng anh chợt rối lòng, thôi, mình về chắc tốt hơn, anh cũng chẳng hiểu lòng mình làm sao nữa, anh cảm thấy anh lo sợ một điều gì đó, có lẽ anh lo sọ sự gần gủi thân mật sẽ đến một lúc, anh không thể kiềm chế và kiểm soát bản thân mình, rồi Khoa sẽ thấy được chân tướng của anh.
Đăng nhảy lên xe, miết pê đan đạp lẹ, những giọt mưa đã rơi nhẹ vào mặt anh, nhưng rồi anh cũng hối hả đạp xe về, những cơn mưa rào buổi tối đã báo hiệu mùa hè đang tới, cơn mưa đầu mùa mà đã như trút nước, Đăng cong người đạp xe dưới làn mưa nặng hạt. Anh cảm thấy lạnh, anh thấy mình thật cô đơn, anh cảm thấy tình yêu của anh đối với Khoa thật đầy đam mê, thật mù quáng và đầy nghiệt ngã. Cái chân tình và sự đáp trả ấm áp của Khoa càng làm cho Đăng thêm dấn sâu vào những cắn rứt, trăn trở của tình cảm, anh vẫn làm mọi điều để xứng đáng những tình cảm của Khoa. Nhưng trong lòng anh, luôn kêu gào bứt rứt những ràng buộc, những mâu thuẫn, cái khuôn mẫu phải bó mình trong cái khuôn phép tình bạn nó cứ đối chọi cái đam mê nhục dục, những cư xử chân tình ấm áp của Khoa, cứ đục phá bào mòn gặm nhấm trái tim của Đăng. Anh càng ngày càng cảm thấy mình như một bức tượng bằng sáp đang thiêu chảy dưới sự thiêu đốt của sự hấp dẫn trong tính cách, con người của Khoa. Cái cảm giác tội lỗi trong suy nghĩ của Đăng, càng ngày càng làm anh trở nên nội tâm, nhiều lúc anh phát giác mình đang thẫn thờ, đang chìm đắm vào những suy nghĩ mông lung, anh cảm thấy mình có lỗi với Khoa vì Khoa đối với anh một tình cảm thâm tình bạn bè, còn anh, anh cứ ngụp lặn trong cảm giác yêu đương. Nhưng rồi Đăng cũng tự khuyên giải mình, anh đã làm hết sức để cư xử chân tình với Khoa, nhưng anh không thể đè nén và chôn vùi hay triệt bỏ cảm xúc và tình cảm của mình, hay đó là số phận? Đôi lúc trong lòng anh trào dâng hối hận, anh muốn bộc bạch tất cả với Khoa, và rồi, anh nghĩ, anh sẽ biến mất, anh sẽ đi đến một nơi thật xa, và không bao giờ gặp Khoa nữa, nhưng anh không thể nào đủ nghị lực để làm điều đó. Chỉ với cái ý nghĩ đi đến một sa mạc mông quạnh, một thung lũng lạnh lẽo nào đó, mà ở đó không có bóng hình Khoa, Đăng đã cảm thấy lòng mình tê tái lạnh lẽo, …cơn mưa tối nay như một gáo nước lạnh dội vào suy nghĩ của anh, không biết nó có đủ thức tỉnh Đăng, hay nó có thể làm anh loé lên một suy nghĩ để thoát khỏi cơn mê muội hay không, nhưng thật sự nó đã là một cơn mưa lạnh buốt, buốt giá đến tận xương, Đăng lạnh run lập cập, chiếc áo thun dính sát người anh, những cơn gió quất nước mưa vào mặt anh ran rát, anh chắc lưỡi, mới đầu mùa sao mà mưa lớn thế, anh cảm thấy lạnh và gây gây trong người, anh cố nhấn pê đan đạp thật nhanh, tay vừa vuốt mặt. Đăng chợt thấy lòng tê tái, anh mơ màng tiếc nuối, sao không ngồi ở nhà Khoa để chờ Khoa về, Khoa sẽ ngồi cạnh anh bên chiếc phản trơn bóng, và nghe anh hát những khúc ca mà Khoa hay nài nỉ Đăng hát cho Khoa nghe, và có thể Khoa gác tay lên đùi anh, ừ, Khoa thường hay làm như vậy, có khi Khoa ngồi khoác tay lên vai Đăng, lời hát của Đăng thêm ngọt ngào, tình tự. Khoa thường hay tư lự và đắm đuối gởi hồn vào những khi Đăng hát cho anh nghe, “cậu hát mùi quá, Đăng à, cậu hát cho mình nghe một lần nữa đi, nghe hoài không thể chán.” Đăng thường cười, anh tưởng cu cậu chỉ thích những tuồng cải lương hay các bài vọng cổ thôi chứ, té ra, Khoa cũng thích những bài nhạc vàng dữ lắm….Đăng lập cập gõ cửa, mẹ Đăng ra mở cửa, bà xuýt xoa khi thấy cậu con trai cưng ướt đẫm trong cơn mưa dông đầu mùa, bà than trời, sao không chờ hết mưa rồi về, dầm mưa vậy rồi bệnh thì khổ. Đăng lặng lẽ chạy vội lên lầu thay đồ, nhảy lên chiếc giường nệm êm ái, anh lại nghĩ đến Khoa, anh tự hỏi, nếu tối nay anh vẫn ở nhà Khoa, thì bây giờ anh đã được nằm gác chân lên Khoa, và nghe Khoa kể những câu chuyện lúc Khoa còn nhỏ, những buổi đi bắt cá, những buổi đi qua sông vào những vườn trái cây để lao động, Khoa kể cho anh nghe rất nhiều chuyện, và rồi Đăng sẽ đắm chìm trong hạnh phúc mơn man êm dịu của hơi ấm nồng nàn từ vòng tay của Khoa, Khoa rất thích ôm Đăng, anh cũng hơi lạ, nhưng thật sự anh thích như vậy….Đăng và Khoa ngồi bên bờ sông một chiều lặng lẽ, Khoa quay ra nói với Đăng, mai mốt này, Đăng và mình cùng làm việc một nơi nhé, tụi mình sẽ lấy vợ ở đây, rồi lập nghiệp ở đây, cậu đừng đi đâu hết. Đăng bật cười, sao cậu lo sớm thế, lấy ai đây, làm gì ở đây? Yên tâm đi, cậu ngon lành thế làm gì mà không xếp hàng cho cậu chọn, nè, mình sẽ cắt cho cậu miếng đất, rồi cậu xây nhà và mình sẽ trồng bông chung quanh nhà cho cậu. Đăng cười ha hả: nói hoài, nghe thấy khoái quá, tụi mình ở gần nhau, vậy làm nhà làm vườn có cần làm hàng rào không? Chắc không, để tụi mình chạy qua chạy lại cho tiện, mỗi chiều, cậu sẽ dạy mình chơi bóng chuyền, rồi tụi mình đi bơi, đến tối cậu hát cho mình nghe. Ủa, rồi vợ con bỏ đâu? Khoa chưng hửng: Ừ há, thì mỗi tuần vài buổi tụi mình gặp nhau. “Khoa nè, mình thích được ngủ chung với cậu lắm.”, “Thì lâu lâu tụi mình qua lại nhậu lai rai rồi anh em mình ngủ chung tâm sự.” Đăng quay lại Khoa, anh thấy ánh mắt Khoa sáng và đầy sự thôi miên, anh không thể kìm lòng mình, anh quay lại ôm Khoa, anh ước mơ như điên cuồng được đặt một nụ hôn trên bờ môi mạnh mẽ của Khoa. Anh thì thào, Khoa ơi?. Gì hả, giọng Khoa sao xa vắng nhưng dịu dàng, những cơn gió sông buổi chiều lành lạnh. Mình rất thương Khoa, cậu biết không. Hơi thở Đăng dồn dập, lòng anh rối bời, cái câu nói đè nén trái tim anh bao lâu nay, đã như biến thành một làn gió quyện vào những cơn gió chiều mát lạnh trong ánh dương nhập nhoạng, trong lòng anh dâng tràn niềm khát khao, sự cháy bùng những đam mê hoan hỉ. “Mình hiểu mà Đăng”, “Khoa hiểu thế nào, làm sao Khoa hiểu được..”, Khoa lặng lẽ, bóng dáng anh lung linh trong ánh chiều nhá nhem, những cơn gió đầy hơi nước lành lạnh thổi bung những lọn tóc trên trán Đăng. Khoa đưa tay gạt nhẹ những lọn tóc dễ thương đầy nghệ sĩ trên trán Khoa, anh nhìn Đăng say đắm, “mình hiểu lòng Đăng mà.” Khoa choàng hai tay qua eo Đăng xiết chặt anh. Bàn tay Khoa buông lơi dần, anh dò tìm bàn tay Đăng, bàn tay Đăng run rẩy lạnh ngắt trong bàn tay ấm áp của Khoa. Đăng nhắm mắt, “Khoa hiểu tình cảm của mình sao?”, có phải Khoa hiểu không, lý trí của Đăng chợt rối loạn, mông lung, cái ý thức hình như tan vỡ, chỉ để lại cái cảm giác run rẩy, bàng hoàng, tê tái trong vòng tay Khoa. Đăng nhắm mắt, anh vùng tay khỏi tay Khoa, anh ôm vào cổ Khoa, anh muốn nhìn vào cặp mắt sáng trong của Khoa, nhưng nó đâu rồi, Khoa đang nhắm mắt, Đăng hành động thật vô thức, anh kề môi bên bờ môi Khoa, thể xác Đăng như rạo rực dồn hết những đam mê khát khao vào nụ hôn. Sao Khoa thật lặng lẽ, anh choàng tay ôm Đăng như những đêm anh và Đăng ngủ chung, Khoa đưa tay vuốt ve bộ ngực căng phồng mạnh khoẻ của Đăng. Khoa ôm Đăng, anh nằm dài trên bải cát, những cơn gió lạnh ngắt cứ vờn qua, Đăng ngả người ôm sát lấy Khoa, những nổi đam mê giục giả, gào thét, anh không còn lý trí hay một ràng buộc, anh không muốn tìm hiểu điều gì xảy ra, anh chỉ muốn được bên Khoa, Khoa lặng lẽ đón nhận nụ hôn của Đăng, và Đăng tìm lại cái cảm giác ngày nào trong buổi liên hoan với nụ hôn cho người mình yêu, Đăng say sưa bồng bềnh bên dòng sông, anh chợt thấy những cơn sóng như vô tình dâng lên ngày càng cao, và những đợt sóng ham mê hoan lạc từng hồi thắt chặt trong người anh, và rồi, sự trẻ trung, mãnh liệt mang đầy khúc ca ái ân tuôn trào trong con người trai tráng của Đăng, những ánh chớp bên kia hàng cây mù u như báo hiệu cơn dông, nhưng anh không muốn để ý điều gì, trong tay anh là Khoa, là cơ thể tràn đầy sức mạnh, sự thu hút đam mê nhục dục, anh thì thào Khoa ơi, mình yêu Khoa, giọng nói Khoa vang vang cứ như biến hút trong không trung, nhưng tay Khoa vẫn nắm tay anh đây mà, anh chợt muốn nói thật to, thật to, nhưng cổ anh khản đặc, những làn nước hiền hoà hôm nay biến thành những cơn sóng như muốn quét sạch những gì trên bờ, Khoa ơi, Khoa ơi….Đăng bừng tỉnh, anh nhận ra căn phòng nhỏ nhắn hơi tối mờ mờ của anh, đầu anh nặng trịch, anh quên đóng cửa sổ, những cơn gió lùa vào trong phòng, anh cảm thấy trong người mệt mỏi, anh đưa tay sờ trán, anh thấy nóng quá, anh bàng hoàng với giấc mơ hoang tưởng đầy ham muốn của anh. Chợt nhìn bức hình anh và Khoa chụp chung, anh thấy xấu hổ, Đăng cố ngồi dậy vào nhà tắm thay đồ, anh xuống nhà lấy vài viên aspirin rồi uống. Nghe tiếng lọc cọc dưới bếp, mẹ Đăng hỏi vọng từ trong buồng xem anh có việc gì vậy.
“Con hình như hơi sốt mẹ à, nhưng chắc không sao, con uống vài viên thuốc rồi ngủ, sáng mai sẽ hết.”, Đăng uể oải trả lời qua quít, đầu óc anh quay cuồng những ý tưởng của giấc mơ.
“Cẩn thận nhé con, nếu có gì kêu mẹ, mai mẹ mua lá xông cho con xông.”
“Được rồi mẹ ạ, mẹ ngủ đi, mai mẹ lên Sài gòn sớm mà.”
Đăng quay lên lầu, anh ngả phịch xuống nệm, trong đầu miên man những hình ảnh lộn xộn và rồi anh chìm vào giấc ngủ do tác dụng mấy viên thuốc…..
Đăng giật mình khi nghe có tiếng người gõ cửa phòng anh, rồi anh nghe tiếng mẹ anh ngoài cầu thang “Đăng ơi, con thấy sao rồi, có Long bạn con kiếm con nè.”
“Long à, sao lại là Long, sao không phải là Khoa vậy” Anh chợt thấy lòng buồn, miệng anh đắng ngắt, anh đưa tay sờ trán thấy trán mình nóng hổi, anh nhảy xuống giường thấy hơi choáng váng trong đầu, anh mở của phòng.
“Chắc con bị sốt mẹ ạ, mẹ nói Long lên đây đi, con hơi chóng mặt.”
Mẹ Đăng đưa tay sờ trán con, bà thấy thật là Đăng đang sốt, bà thở dài, “chắc mẹ phải ở nhà thôi, mẹ ra trạm bưu điện nhắn cho người ta khỏi chờ mẹ.”
Đăng cảm thấy áy náy, anh nói mẹ Đăng đừng lo quá cho anh, anh nghĩ nằm nghỉ một chút đến trưa là sẽ khỏe thôi, hôm qua anh dầm mưa hơi lâu, nên chắc chỉ cảm xoàng . Long từ dưới lầu đi lên, anh nghe thấy vậy, vội nói;
“thôi dì có việc gì về Sài gòn, thì dì cứ đi đi, còn thằng Đăng, để đó con lo cho, con chạy ra ngoài sạp thuốc nam lấy cho nó bó lá xông rồi cho nó xông là khoẻ ngay.”
Mẹ Đăng tần ngần rồi bà quay ra nói với Long: ” vậy nhờ con há Long, có gì thì chở nó ra trạm xá lấy thuốc, dì có nấu nồi cháo, hủ chà bông dì để trong tủ. Con ở đây ăn cơm với Đăng đi, dì có chảo tôm rim với ba rọi, dì mới mua mấy trái dưa leo bỏ trong tủ lạnh đó, hôm nay dì đóng cửa vì phải lên Sài gòn đến tối mới về, thôi anh em lo cho nhau há, vậy dì yên tâm.
“Được rồi mà, dì cưng thằng Đăng quá, riết nó hư đó, dì đi đi cho sớm trời còn mát mẻ, thằng Đăng để đó, con xử lý nó.”
“Ừ, thôi dì đi há”. Mẹ Đăng quày quả xuống lầu. “À nè, có mấy trái hồng vừa chín đó, dì để vào tủ lạnh, tụi con lấy ăn cho mát.’
“Trời ơi, dì đi chiều về mà, làm gì mà dặn tùm lum vậy.”
Long nhìn Đăng, Đăng lắc đầu. “Mẹ mình là vậy đó, từ hồi về đây, bà học theo cái lối của các bà trong chợ, đon đả, quán xuyến, quàng chuyện này, xọ chuyện kia.” Anh chợt cảm thấy vui vui, anh thấy mẹ anh chỉ mới hơn nửa năm về vùng này, bà đã đổi khác nhiều, bà hoạt bát, nói năng nhiều hơn, những lúc rãnh rỗi bà cũng ghé chỗ này chỗ nọ trò chuyện, giỗ cúng chạp lễ ở đâu, cũng ghé kêu bà một tay giúp, hễ rảnh tay là bà đi ngay. Anh chợt nghĩ, vậy anh thì sao nhỉ, anh có thay đổi gì không? Long đập tay lên vai anh làm anh giật mình:
“Nè, cậu nằm nghĩ đi, mình chạy ra trạm xá lấy cho cậu mấy viên thuốc, rồi mua bó lá xông cho cậu.” Long dắt xe đạp ra chợ, anh vừa đi vừa càm ràm- thiệt hết biết, còn hai ngày là đến hội thi văn nghệ, lại đổ vạ ra mà bệnh, thi xong đi, muốn bệnh bao nhiêu thì bệnh, chẳng thèm lo.”
Long quay lại sau vài phút, mẹ Đăng đã đi, bà chỉ khép cửa chứ không khoá, Long đẩy cửa dắt xe vào nhà, anh vào bếp, thấy cháo vẫn còn ấm, anh múc ra tô, rồi mở tủ lấy ít thịt ruốc, thấy có chai tàu vị yểu, anh lôi ra để vào cái mâm nhỏ, anh lên lầu kêu Đăng ăn miếng cháo rồi uống thuốc. Đăng thấy Long chăm sóc cho mình, anh cảm động, anh choàng dậy cằn nhằn, “tao đâu có bại liệt chân tay đâu, để tao tự làm đi”
“thôi được rồi, bạn bè mà, mình còn phải o bế cậu chứ, mà nè, cậu ráng khoẻ để mà ngày mốt còn trổ giọng oanh vàng chứ, tụi này lần này mong vào cậu lắm đó.” Long ngồi ân cần bên cạnh trút thuốc từ bao ni lông nhỏ xíu, – “cậu uống phần này bây giờ, cái này chiều uống, còn phần này tối uống. ”
Đăng quay ra nhìn Long, anh chợt nhận ra, Long khá đẹp trai, tuy anh không có cái duyên như Khoa, nhưng thân hình Long cũng chắc nịch nhờ rèn luyện chơi bóng chuyền nhiều. Có lẽ trong tâm tư của Đăng, bóng hình Khoa đã tràn ngập không còn chỗ cho một hình bóng nào khác. Bỗng nhiên anh thèm muốn được khoác tay qua vai Long và nói lời cám ơn. “Trời, thôi ăn đi, cháo nguội bây giờ, muốn cám ơn thì từ từ cám ơn sau.” Đăng giật mình bối rối, anh cắm cúi húp tô cháo mềm mại ấm áp. Long lại quay xuống lầu, anh vui vẻ vừa bắc một nồi nước sôi vừa huýt sáo …trên nông trường, ra biên giới, có đôi chân đi không ngại ngùng, em bây giờ, quen mưa nắng…..
Long khệ nệ bưng nồi nước xông lên lầu, anh kéo chiếc bàn vào sát góc, rồi để nồi lá xông trên sàn gạch, anh lại chạy xuống nhà đem lên chiếc mền dù, anh nói ” mình đem từ nhà mình đó, hơi hôi một chút, ráng chịu nhé, chứ mền của cậu nó thấm hơi hết”. Đăng nhìn nồi xông ngại ngùng, “có phải xông thì mới hết bệnh không vậy, mình uống mấy viên thuốc của cậu lấy từ trạm xá, thấy khoẻ và tỉnh táo hơn nhiều rồi.” Long trợn mắt, “thôi đừng có bướng nữa cha, Long chứ không phải Khoa đâu, không có ai chiều cậu ở đây đâu. Đăng lòm còm ngồi dậy, anh cởi áo rồi tần ngần, Long hối, “trời ơi cởi đồ lẹ đi, rồi mình mở nồi nước và trùm cậu, chứ trùm rồi, tối hu, cậu mới cởi đồ, nếu lọng cọng phỏng đó, sao cậu như con gái vậy, đừng có nói mình phải đè cậu ra cởi đồ đó.” Đăng cởi chiếc quần xà lỏn và quần lót liệng lên giường rồi ngượng nghịu ngồi xuống co ro bên nồi nước. Long mở nồi nước, hơi thơm lá xông toả ra thơm ngào ngạt, anh tung chiếc mền dù phủ Đăng lại. Long cười cợt, “nè, trang bị súng ống của cậu thuộc loại bảnh đó nghe, hàng triển lảm đó, rất khí thế….ha ha….”. Đăng ngại ngùng lâng lâng trong hơi nóng ấm áp thơm toả của nồi nước xông, và có lẽ cái mùi mồ hôi đàn ông của Long toả ra từ cài mền dù, Đăng cảm thấy dể chịu nhẹ nhàng. Xông chừng mươi phút, Long bảo Đăng chừng nào thấy không còn hơi nước bốc lên nữa thì mặc đồ vào, Đăng chui khỏi chiếc mền dù, anh cảm thấy mình hơi ngượng nghịu vì khỏa thân trước Long, nhưng anh phải thú nhận anh cảm thấy thích thích trong thân tâm, Long xếp lại chiếc mền, anh đưa tay vỗ vào mông Đăng, “nè, cậu có thân hình đẹp đó, ngon cơm lắm”, anh cảm thấy Long nhìn chằm chằm vào chỗ kín của anh “chậc, nhìn của cậu ngon lành thiệt chứ, mình chắc thua cậu rồi.” Long cười hì hì. Đăng thấy nóng ran trên mặt, anh vội quơ quần áo mặc vội vào, anh nghĩ thầm ” thì cũng phải lôi ra so đo mới biết thua hơn chứ!”. Anh liếc nhìn Long, Long đang khệ nệ bưng nồi lá xông xuống bếp, lúc anh cuối xuống, những bắp cơ trên đùi anh nổi lên những làn cơ cuồn cuộn săn chắc. Đăng chợt nghĩ, Long cũng không kém gì Khoa, những múi cơ thật đẹp. Đăng thấy mình hôm nay sao bậy bạ quá, đừng nói một ngày nào đó, Đăng lại yêu cả Long nữa thì khổ. Đăng cười thầm với ý nghĩ vừa thoáng qua. Long quay lại, gì mà cười một mình vậy, “thôi đi nghỉ đi, mình về nhà, lấy cặp sách rồi qua đây, nếu chiều cậu khoẻ, mình đèo cậu đi học, với lại coi ông Khoa dậy chưa”
“Gì hả, Khoa ở nhà cậu hả, Long?” Đăng chợt nhớ đến buổi tối dầm mưa đêm qua, anh tê tái trong lòng.
“Ừ, hôm qua Khoa đến nhà mình, ba mình có buổi tiệc đãi mấy ông trên huyện, Khoa qua phụ mình dẹp dọn, rồi ăn cơm với mình, tụi mình làm vài xị, cha Khoa nhìn ngon tướng nhưng uống yếu lắm, nằm oẹp luôn, ổng ở lại nhà mình ngủ, chắc giờ dậy rồi, mình kêu ổng lại đây luôn há”. Long dừng ở bậc thang nói vọng vào.
Đăng chợt nhớ đến hôm Khoa cũng uống hơi say bữa nào, Đăng cảm thấy dâng trong ngực một cái gì đó nghẹn nghẹn, “Khoa cũng ngủ với Long ư, cũng cánh tay rắn chắc ấm áp đó ôm Long sao? rồi đôi chân hấp dẫn của Khoa cũng quàng ôm vào người Long?”. Đăng cảm thấy buồn bực, hèn gì, mình ngồi chờ cậu ấy suốt buổi tối, trong khi đó, cậu ấy ngồi trà dư tửu lậu với Long. Rồi anh dầm mưa đổ bệnh, trong khi đó, Khoa nằm chăn êm nệm ấm với một đứa bạn trai khác. Đăng bổng nhiên đổ quạu, anh nhổm dậy, hét to ra ngoài, “thôi kêu chả qua đây làm gì, mình đâu đã chết đâu!, đừng nói với Khoa mình sốt.”
Long ngạc nhiên, sao tự nhiên ông Đăng to tiếng vậy, chắc ông Khoa đi nhậu mà không rủ ổng chứ gì, ờ đúng rồi, Khoa với Đăng đi đâu cũng đi chung, mà mấy hôm nay, Khoa và tụi mình đang chiều Đăng để ổng ráng tập bài hát cho xong, mà cũng tại Khoa, mình kêu Khoa rủ Đăng qua nhà mình cho vui, Khoa lại không chịu, sợ Đăng nhậu nhẹt, mất giọng! Long cười thầm, mấy cha nội này, mai mốt vợ con rồi, chẳng lẽ xây nhà ở chung chắc. Long đổ nồi lá xông rồi chạy lên gác: “được rồi, không nói thì không nói, nhưng mấy cha giận hờn như con nít vậy, thôi ngủ đi.”
Đăng chột dạ trong lòng, anh nghĩ mình đã lỡ lời, không giấu cảm xúc trong lòng, anh nhỏ nhẹ nói với Long: – tại mình nghĩ mình cũng khoẻ rồi, để Khoa nghỉ ngơi cho khoẻ chiều đi học, Khoa uống kém lắm.
Long ậm ừ rồi xuống lầu dắt xe đạp ra, anh thấy tình bạn của Khoa và Đăng thật đẹp, anh thật nể trọng tình cảm ấm áp của hai bạn dành cho nhau, anh nhiều lúc ước ao mình có một tình bạn thắm thiết như vậy. Anh chạy về nhà thì thấy Khoa đang ngồi ngoài hàng ba ngắm mấy giò lan. Anh rà xe chống một chân trên pê đan xe rồi nhảy xuống cạnh Khoa. “Ủa dậy rồi hả xếp, khoẻ chưa, hôm qua mới vài vòng, xếp ngả rồi. ”
Khoa ngượng nghịu, “thì cậu biết mấy thứ có e-ty-lic mình kém lắm mà, thôi đèo mình về đi, mình còn chạy lên Đăng nữa.
Long thật mong muốn được ở vị trí Đăng, Khoa và Đăng thật lúc nào cũng nghĩ đến nhau, thật vui và thật gần gũi, ấm áp. Long nói ” Khoa nè, Đăng hôm qua ghé nhà cậu, chờ cậu lâu quá, nó về rồi dầm cơn mưa tối qua, nó sốt đó, nhưng giờ chắc đỡ rồi.”
“Sao, Đăng ghé nhà tớ hà, rồi nó dầm mưa nữa, rồi bệnh hà, sao cậu biết, thiệt hông?” Khoa dồn dập hỏi Long, anh vò tai, “thôi chết mình rồi, lỡ nó ốm, mất giọng, không hát được, nhỏ Linh nó xé mình ra như xé mực đó.”
“Nhỏ Linh xé xếp thì không xé đâu, nhưng mà ông Đăng, ổng buồn, ổng giận xếp đó, chắc tại hôm qua nhậu mà không rủ nó.”
Khoa thấy sốt ruột và nóng lòng. Anh biết tối qua thế nào Đăng cũng ghé, trước đó Đăng nói, nếu tối rãnh, sẽ chạy qua Khoa và chỉ Khoa mấy khúc hát tiền chiến, nhưng rồi Long chạy qua nhờ anh lên phụ việc. Anh thấy trong lòng buồn và hối hận vì đã ngồi “say mê chuyện trò rượu thịt mà quên mất bạn hiền”. Anh cảm thấy bối rối, “thôi cậu đèo mình về nhà, lấy cặp vở rồi chạy lên nhà Đăng.”
Long chở Khoa về nhà Khoa rồi cùng Khoa chạy lên nhà Đăng. Lúc Long mở cửa lách cách, Đăng đã nghe tiếng Khoa và Long nói chuyện dưới lầu nhưng anh nhắm mắt vờ ngủ. Long kêu Khoa lên lầu trước, anh chạy ra chợ, anh nói để kêu mấy tô mì hoành thánh mấy anh em ăn cho vui và khỏi ăn cơm. Khoa rón rén lên gác, anh thận trọng vào phòng Đăng yên lặng vì anh sợ có thể Đăng đang ngủ và anh sợ làm Đăng thức giấc. Anh thấy Đăng đang nhắm mắt ngủ, anh nhẹ nhàng ngồi bên giường Đăng, trong lòng anh, gợn lên một cảm giác khó tả, một chút xót xa, một chút trìu mến, vẻ mặt Đăng hơi xanh qua một cơn sốt, Khoa đưa tay rờ nhẹ trán Đăng, anh thấy không còn nóng, anh yên tâm trong lòng. Bỗng nhiên anh muốn cầm lấy bàn tay Đăng đang buông thõng trên giường, anh không thể diễn tả nổi cái ước ao được nắm chặt bàn tay đó. Khoa chần chừ, rồi anh cầm nhẹ bàn tay của Đăng, thật nhẹ nhàng, dịu dàng, cái hơi ấm trong bàn tay Đăng lan truyền vào tay anh một tình cảm thật lâng lâng dịu dàng. Khoa ép bàn tay Đăng vào giữa hai bàn tay mình. Anh cảm thấy, Đăng như một phần của cuộc sống chính mình, bất giác như trong một vô thức, anh đưa tay Đăng lên mũi mình, anh hít một hơi nhẹ, mùi da thịt trên tay Đăng, thật quen thuộc, như mùi thơm của những luống hoa vạn thọ anh trồng mà mỗi sáng anh hít thở khi ra vườn tưới, vạt gió nhẹ nhàng, thật nhẹ nhàng quyện với hương hoa bưởi, và đượm cả mùi trái ổi chín……..